Mời đọc

Thứ Hai, tháng 5 25, 2015

Phá thai- hành động đối xử kém tình người.


Một trong những cái nhất đáng xấu hổ của Việt Nam hiện nay là tỉ lệ phá thai thuộc hạng “top” thế giới, Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á. Tính trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai. Hiện tại, nước nhà đang nằm top 5 thế giới trong vấn đề này.
Phá thai là một vấn nạn, nói cách là khác đó là tội ác,tội cướp đi sự sống của những sinh linh vô tội. Mỗi quốc gia nói riêng hay Giáo Hội nói chung đều đặt nhiều sự quan tâm cho vấn đề này. Trong xã hội ngày một coi trọng sự hưởng thụ, hạ thấp nhân cách con người, coi con người như động vật thì việc nạo phá thai lại trở nên rất đỗi bình thường. Từ những cô gái đang mặc đồng phục phổ thông, sinh viên đại học thậm chí đã là người vợ của gia đình vẫn vô tâm đem con mình đi giết. Với lối coi trọng hưởng thụ và dục vọng như hiện nay thì nạn phá thai lại rần rần tăng lên với những con số đáng chóng mặt. Nếu như tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ man rợ thế nào thì phá thai cũng tương tự như vậy. Có một nghịch lí xảy ra ở nước ta là các nghệ sĩ, cư dân mạng phản đối kịch liệt chuyện giết chó rồi đâm đơn cho các tổ chức này nọ đòi hủy nạn giết chó, họ cho rằng như thế là vô nhân đạo, như thế là dã man, như thế là mất tính người,nghe cũng có gì đó đúng, nghe cũng thấy có tình người phết. Thế nhưng, người ta lại dửng dưng và coi đó là chuyện bình thường với vấn đề phá thai, vấn đề giết người chưa đủ khả năng bảo vệ mình. Phải chăng giờ đây con  người không bằng động vật? Làm “single mom” khổ, xã hội dèm pha, không phải là con trai, vỡ kế hoạch hay gia đình không đủ điều kiện là những lí do kẻ sát nhân muốn biện minh cho hành động của mình. Hội Thánh Công Giáo đã lên tiếng rất mạnh mẽ trong vấn đề này, cho rằng đây là vấn đề hủy diệt sự sống và vi phạm đến luật luân lí một cách nặng nề.
Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-Lô II
Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã viết “Làm sao còn nói được tới phẩm giá của nhân vị, khi người ta giết những kẻ yếu nhất và vô tội nhất ? Nhân danh công lý nào mà người ta thực hiện sự kỳ thị đến mức bất công đối với những con người như thế, bằng cách tuyên bố rằng một số những người này đáng được bảo vệ, còn những người kia thì bị từ chối quyền sống ?” ( Evangelium Vitae, số 20 ). Có thể cho rằng: không có ai vô tội và vô phương tự vệ cho bằng một trẻ em chưa sinh. Những em bé chưa được chào đời, chưa được tiếp xúc với cuộc sống, chưa cảm nhận được thế giới muôn màu thì đã bị đem giết mà thủ phạm không ai khác chính là bố mẹ các em. Giờ đây, tình thương là một điều xa xỉ, khan hiếm. Tình thương luôn gắn với vụ lợi, điều kiện. Khoa học kĩ thuật ngày một tân tiến, thế nhưng tồn tại song song với một xã hội mới mẻ, lí tưởng ấy là cách đối xử kém tình người,vô cảm, dửng dưng với sự sống mà Đấng Tạo Dựng đã ban tặng, họ đã nghiễm nhiên cho mình cái quyền tước đoạt mạng sống của người khác theo ý muốn chủ quan. Phá thai để lại hậu quả hết sức nặng nề: gây ảnh xấu đến sức khỏe, tinh thần cho người mẹ đem con đi giết, mất tình người và hơn thế cả là những trẻ em xấu số đã không được cất tiếng khóc chào đời.
Mẹ Tê-rê-xa Calcutta
Một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng đến thế giới -
Mẹ Têrêxa Calcutta, lúc nhận giải Nobel Hòa Bình đã nói: “Tôi cảm thấy sự phá hủy bình an ghê gớm nhất thời nay chính là phá thai. Đó là chiến tranh trực tiếp, giết người trực tiếp. Nếu một người mẹ còn có thể giết chính con mình, thì có gì bảo đảm rằng bạn không giết tôi và tôi không giết bạn vì giữa chúng ta chẳng có mối liên hệ gì cả?” Nhân loại đang ngày càng lún sâu vào sự bất an mà chính mỗi con người tạo ra và vẫn còn tiếng “khẩn thiết kêu xin” của những đứa trẻ: con muốn được sống.
                                                Bắc Bom Bi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét