Sau
khi tạm biệt Đức Mẹ Trà Kiệu và vùng đất kinh đô cũ của Chăm Pa, lúc 13h20’
ngày 27/5/2016, đoàn chúng tôi gồm có Cha Đặc trách Giuse Phan Tấn Hồ, quý Thầy
Đặc trách, quý Souers quản lý Nội trú Phao Lô và bác Ái vinh, cùng với Ban Đại
diện sinh viên Thánh Tâm Huế đã lên đường đến với giáo xứ Hội An và hành hương
về bên Mẹ Sao Biển.
Giáo xứ Hội An là một vùng đất
có bề dày lịch sử lâu đời và giao thoa các nền văn hóa cổ đại, là một trong những
nơi mang dấu ấn đầu tiên của các nhà truyền giáo phương tây, đặc biệt là Cha
Alexandre de Rhodes ( Đắc Lộ ).
Đến với nhà thờ giáo xứ Hội
An, chúng tôi đã nhìn thấy Cha xứ Macellô Đoàn Minh đang đứng chờ sẵn. Khi bước
xuống xe, Ngài lập tức mời chúng tôi bước vào ngôi Thánh Đường để tham quan và
viếng Thánh Thể Chúa.
Chia sẻ về lịch sử hình
thành giáo xứ Hội An, Ngài nói: “Năm
1613, các nhà lãnh đạo Nhật Bản bách hại đạo công giáo và trục xuất giáo sĩ.
Nhiều giáo dân Nhật lợi dụng việc buôn bán đã đến Hội An sinh sống và lập gia
đình với phụ nữ bản xứ.
Năm
1615, ba tu sĩ Dòng Tên là linh mục Francesco Buzomi (người Ý), linh mục Diego
Carvalho (Bồ Đào Nha) và tu huynh Antonio Dias (Bồ Đào Nha), cùng hai người Nhật
Bản là Jose và Paulo đến Tourain (Đà Nẵng) rồi vào Faifo (Hội An) để truyền
giáo cũng như chăm sóc mục vụ cho một cộng đoàn tín hữu Nhật tại đây. Ở Hội An,
việc giảng đạo không thuận lợi vì đa phần người Hội An lúc này là người nước
ngoài, làm ăn, buôn bán không quan tâm mấy đến việc giảng đạo, vì vậy các nhà
truyền giáo đã đến Thanh Chiêm (cách Hội An 10 km) để truyền đạo cho người địa
phương. Đến tháng 4 năm 1615 đã có 10 giáo dân ở đây được rửa tội và đến năm
sau, con số này đã lên tới hơn 300 người. Khi thấy công việc ở đây trôi chảy,
các giáo sĩ truyền giáo đã quyết định ở lại đây để phát triển công việc truyền
giáo.
Tại Thánh đường giáo xứ Hội An |
Năm
1615, ba tu sĩ Dòng Tên là linh mục Francesco Buzomi (người Ý), linh mục Diego
Carvalho (Bồ Đào Nha) và tu huynh Antonio Dias (Bồ Đào Nha), cùng hai người Nhật
Bản là Jose và Paulo[5] đến Tourain (Đà Nẵng) rồi vào Faifo (Hội An) để truyền
giáo cũng như chăm sóc mục vụ cho một cộng đoàn tín hữu Nhật tại đây. Ở Hội An,
việc giảng đạo không thuận lợi vì đa phần người Hội An lúc này là người nước
ngoài, làm ăn, buôn bán không quan tâm mấy đến việc giảng đạo, vì vậy các nhà
truyền giáo đã đến Thanh Chiêm (cách Hội An 10 km) để truyền đạo cho người địa
phương. Đến tháng 4 năm 1615 đã có 10 giáo dân ở đây được rửa tội và đến năm
sau, con số này đã lên tới hơn 300 người. Khi thấy công việc ở đây trôi chảy,
các giáo sĩ truyền giáo đã quyết định ở lại đây để phát triển công việc truyền
giáo.
Ngày
18 tháng 1 năm 1616 giáo sĩ người Ý Francisco Busomi thành lập giáo xứ Hội An
và xây dựng nhà thờ ở Hội An.
Tại
việt Nam lúc này đang dùng chữ Nho và chữ Nôm nên rất khó để hiểu, vì thế các
nhà Thừa sai đã sáng tác 77 ngôn ngữ để phiên âm ra tiếng bản xứ và để tiện cho
việc truyền giáo cũng như dạy giáo lý.
Năm
1617, Cha Alexandre de Rhodes ( Đắc Lộ ) đã sáng tạo cuốn Phép giảng tám
ngày, được in tại Rôma và cũng là cơ sở để hình thành chữ quốc ngữ ngày nay.
Một
trăm năm đầu hình thành và phát triển huy hoàng, nhưng sau này vì thời cuộc nên
đã không còn nhà thờ Hội An nữa. Đến đầu thế kỷ XX, Năm 1914, một số giáo dân
đã sửa và xây dựng lại nhà thờ mới bằng tranh, gỗ. Năm 1935, nhà thờ được thay
thế bằng ngôi nhà thờ kiên cố theo kiểu kiến trúc Gothic. Năm 1965, ngôi nhà thờ
này bị gỡ bỏ và thay vào đó là ngôi nhà thờ mới với kiểu dáng như hiện nay.
Khu
mộ các giáo sĩ phương Tây nằm trong khuôn viên nhà thờ Hội An. Đây là một trong
số những di tích hiếm hoi còn lại ở Hội An liên quan đến quá trình truyền bá đạo
Công giáo của các giáo sĩ Dòng Tên hoặc Dòng Thừa sai phương Tây tại Việt Nam đầu
thế kỷ XVII đến thế kỷ XX , và đã được công nhận là di sản văn hóa cấp thành phố.
Hiện
nay giáo xứ Hội An có 1.400 giáo dân, số giáo dân lúc trước trãi qua những
thăng trầm của lịch sử nên đã di tản đi sinh sống ở nhiều nơi khác nhau…”
Sau khi tạm biệt Cha xứ Hội
An, đoàn chúng tôi đã đi dạo quyanh khu phố cổ, cùng hòa mình vào không khí
thanh bình và cổ kính, bước bên những dòng người từ những đất nước xa xôi đến
thăm nơi xinh đẹp này.
Cha Đặc trách cùng với quý Souers, quý Thầy và các bạn sinh viên đang đi dạo trên phố cổ Hội An |
Sau đó chúng tôi đã lên xe
cùng tiến về phía thành phố Đà Nẵng để đến với Mẹ Sao Biển.
Đức Mẹ Sao Biển là một tước
hiệu cổ xưa dành cho Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Từ Sao Biển xuất phát từ phiên
âm tiếng Latinh của tước hiệu Stella Maris.
Đức Mẹ Sao Biển thuộc Giáo
Phận Đà Nẵng, nằm bên cạnh bãi biển Mỹ Khê. Trước đây Mẹ đứng nép trong góc tường
Tu viện các Soeur hưu dưỡng của Dòng Thánh Phaolô, nhưng từ ngày nhà nước làm
đường ủi đất, bức tường bao quanh của Dòng không còn nữa, Mẹ đứng lộ thiên.
Đến với Mẹ, chúng tôi cùng đọc
kinh và dâng những nguyện ước, những lời cảm tạ lên với Mẹ. Trước đây, khi cơn
bão Xangsane tàn phá các tỉnh miền Trung, khi đó Ðà Nẵng là tâm bão. Có khoảng
gần 2 ngàn căn nhà bị bão đánh tan tành, vườn tược, nhà cửa, hoa màu tan hoang…
đó là những điều mà chúng ta đã được biết qua các phương tiện truyền thông. Thế
nhưng, “căn lều” của Mẹ ở bãi biển vẫn đứng
yên, không hề hấn gì.
Tạm biệt Mẹ, chúng tôi đã đến
thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Thánh Tâm của Tỉnh Dòng Thánh Phao Lô
Đà Nẵng. Tại đây chúng tôi đã được các Souers dẫn đi tham quan khuôn viên, những
luống rau sạch xanh mướt, những bức tranh sơn dầu tuyệt tác, những bộ áo quần với
đường may tinh xảo… Tất cả là do những bàn tay của các trẻ khuyết tật tạo ra,
nhiều người trong chúng tôi đã lặng mình ngỡ ngàng, khâm phục trước tài năng, sự
“tàn nhưng không phế” của các trẻ.
Tại trung tâm khuyết tật Thánh Tâm của Tỉnh Dòng Phao Lô |
Chia tay các Souers và trung
tâm khuyết tật, đoàn chúng tôi đã tiếp tục hành trình đến với giáo xứ Nhượng
Nghĩa và dùng cơm tối tại đây. Nhượng Nghĩa là cái tên được lấy từ giáo xứ
Trung Nghĩa và Nhượng Bạn, là hai giáo xứ ở Hà Tĩnh, thuộc giáo phận Vinh, vì
sau những năm 1945, do biến động của thời cuộc nên một số bà con ở hai giáo xứ
trên đã di cư vào Đà Nẵng và lập nên giáo xứ này.
Vui mừng khi gặp lại Cô Thơm tại giáo xứ Nhượng Nghĩa |
Trong bữa cơm tối, Cha xứ
Phêrô Lê Hưng đã giới thiệu Ngài là người quê ở Thị xã Ba Đồn, Quảng Bình.
Chúng tôi đã hát tặng Cha những bài ca ân tình và Ngài cũng đã đáp lại bằng những
lời hát đơn sơ, vui tươi.
Dịp này, chúng tôi cũng đã
được gặp lại Cô Thơm, vị ân nhân rất yêu thương và quan tâm đến sinh viên Thánh
Tâm Huế, Cô đã tài trợ một bữa ăn trưa cho sinh viên trong dịp đầu tháng 3 vừa
qua. Và bữa cơm tối nay, Cô cũng hy sinh khoản đãi.
Bữa cơm thân mật bên Cha xứ Nhượng Nghĩa và Cô Thơm |
Sau bữa cơm, chúng tôi chào
tạm biệt Cha xứ và Cô Thơm để lên đường trở về lại thành phố Huế. Theo chương
trình trước đó thì chúng tôi sẽ đi dạo trên cầu Rồng và thưởng thức cafe bên sông
Hàn, nhưng vì một số lý do nên đã về sớm hơn, cũng như còn một số địa điểm đẹp
khác đành hẹn dịp sau.
Về đến Dòng Thánh Tâm Huế
lúc 21h30’ cùng ngày, chúng tôi đã quây quần bên Cha Đặc trách để cám ơn ngài.
Anh Phó Ban Đại diện đã có những lời cám ơn, cũng như những lời cầu chúc Cha. Vì
từ ngày đảm nhiệm sinh viên Thánh Tâm Huế đến nay, Cha đã hết lòng lo toan cho
sinh viên Thánh Tâm. Đặc biệt là chuyến đi hành hương về bên Mẹ Trà Kiệu, về
bên Mẹ Sao Biển và về với cái nôi của chữ Quốc Ngữ tại Hội An này đã đem lại cho
sinh viên chúng tôi nhiều ơn ích thiêng liêng cùng với những kỷ niệm không dễ
phai nhòa.
Thành Nhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét