Sau Hành Trình I – “Theo
Vết Chân Thánh Giuse Marchand Du Linh mục thừa sai tử đạo”. Giới trẻ
Lasan Huế tiếp tục Hành Trình II bước theo chân các Thánh tử đạo của giáo phận
Huế vào ngày 25/11/2012 Lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ.Với tâm tình “Tôi xin vác lấy các đau khổ hôm nay cho đủ…
để hiệp với cuộc thương khó của Đức Kitô”.
Trước khi lên đường
nhóm tập trung tại phòng giáo lý DT4 - Nhà Mục vụ giáo xứ Phú Cam lúc 8h30 sáng
để ôn lại Hành Trình I và được Frère Giuse Lê Văn Vinh hướng dẫn Hành Trình II
sẽ đi. Sau khi được trang bị đầy đủ những kiến thức, tâm tình cần có. Nhóm cùng
nhau lên đường.
9h00 dưới sự hướng dẫn của Anh Tiến – Ban giáo
lý Giáo lý Giáo xứ Phủ Cam nhóm di chuyển tới Đền thờ khu vực Tử đạo nơi yên nghỉ của 27 người con của Giáo xứ Phủ
Cam đã bị thiêu vì đạo tại Lương Điền - Sở Truồi năm 1883. Do sắc chỉ cấm đạo của
nhà vua ban ra ngày 18/03/1855 với kế hoạch “Phân Sáp” đã li tán biết bao gia
đình. 27 vị tử đạo ấy cũng nằm trong số hơn 50.000 tín hữu bị li tán và các
ngài đã trung thành giữ đạo đến cùng ngay cả khi bị thiêu đốt cho tới chết.
Tại đây, nhóm được Anh Tiến cho nhìn lại lịch
sử của Giáo Hội Việt Nam từ những ngày đầu tiên, những khó khăn gặp phải, chịu
bách đạo và ơn Chúa để đức tin trường tồn và phát triển đến ngày nay.
Rời Đền thờ khu vực Tử đạo, 9h40 nhóm có mặt
tại Mộ Thánh Anrê Trần Văn Trông - 159 đường Trần Phú. Nơi đây, hằng ngày với
vòng xoay của cuộc sống sinh viên chúng tôi đã đi qua Thánh tích này biết bao lần.
Vậy mà hôm nay khi đứng trước ngôi Mộ này và được nghe kể lại về vị Thánh tử đạo
Anrê Trông, mỗi người trong chúng tôi đều có một tâm tình, cảm xúc rất thiêng
liêng…
Bài
thơ khắc trên tấm bia
“Ngửa
vạt áo ra Mẹ ngửa lòng
Hứng
đầu Mẹ hứng khối tình con
Thênh
thang gió lộng không bờ cõi
Hẫng
bước chân đưa bước địa đàng”
Hình ảnh người Mẹ anh
dũng đã lấy vạt áo của mình hứng lấy đầu người con bị xử chảm vì trung thành với
Đức tin. Người Mẹ can trường ấy vì tình mẫu tử đã chẳng ngại đớn đau ôm lấy đầu
con chạy bộ tới hàng chục km để mang đầu con về… Và tại nơi đây, nơi chúng tôi
đang đứng, nơi ngày xưa người Mẹ ấy ngồi nghỉ, những giọt máu đào của vị Thánh
Tử đạo pha lẫn những giọt nước mắt, mồ hôi của người Mẹ ấy chảy xuống ngấm vào
lòng đất để đổ mãi những ơn thiêng cho chúng
tôi - thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau.
Mỗi một người chúng tôi đã thinh lặng để
giữ lại những cảm xúc thiêng liêng ấy để hướng lòng lên Thiên Chúa và vị Thánh tử đạo cùng người Mẹ
đáng kính lời cảm tạ sâu sắc nhất. “Nguyện xin cho chúng con luôn gìn giữ Đức
tin như Thánh Anrê Trông đã dám hi sinh cả tính mạng mình”.
9h50 rời Ngôi Mộ của Thánh Anrê Trông,
nhóm tiếp tục khởi hành... lúc10h15 nhóm đến nhà thờ giáo xứ Phường Đúc. Đây là
nơi nhiều vị Thánh đã nằm xuống làm chứng cho đức tin, cũng là nơi an nghỉ của
nhiều vị Thánh và đặc biệt đây là quê hương của cha Thánh tử đạo Emmanuel Nguyễn
Văn Triệu.
Tại đây nhóm đã được Cha quản xứ Gioan Don
Bosco Dương Quang Niệm chia sẻ về cuộc đời của Thánh nhân và con đường nên
Thánh của ngài. Linh mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu sinh năm1756 tại Thợ Đức - Phú
Xuân - Huế. Là linh mục giáo phận Đông Đàng Ngoài, nhưng vì muốn trọn đạo hiếu
với cha mẹ, ngài về lại quê nhà để làm cho cha mẹ già một ngôi nhà nhỏ nương
thân…và Ngài đã bị bắt tại ngay tại quê nhà, sau đó bị xử trảm tại Bãi Dâu lúc
12h trưa ngày 17/09/1798 dưới đời vua Cảnh Thịnh.
Chia tay giáo xứ Phường
Đúc với những ly nước, những viên kẹo của Cha.. chúng tôi như được động viên, khuyến khích để tiếp tục
hành trình… 10h 30 nhóm tới pháp trường,
nơi ngày xưa Cha Thánh Giuse Marchand Du bị xử bá đao. Bây giờ là một nghĩa
trang nằm giữa đồi núi hẻo lánh, đường đi quanh co, ngoằn ngèo...
Không nổi bật, không màu sắc, không phô
trương để tưởng nhớ vị Thánh tử đạo, nhưng đó là một ngôi mộ bình thường như bao
ngôi mộ khác. Nơi đây, rạng sáng ngày 30/11/1835 Cha Giuse Marchand Du đã bị xẻ
từng lớp da thịt bằng kìm, đao và cứ lần lượt từng miếng da bị xẻ rách và kéo
xuống. Ngài đã anh dũng chịu đựng… cho tới nhát xẻ thứ 48 thì tắt thở, nhưng ngài
vẫn tiếp tục bị xẻ cho tới 100 nhát...Xác của Ngài bị xẻ làm 4 phần vứt xuống
biển, còn thủ cấp bị đem đi bêu xấu trên phố chợ sau đó người ta đem dã nát bằng cối đá … Ngài
đã can trường và trung thành cho tới hơi thở cuối cùng vẫn tiếp tục giữ vững đức
tin vào Chúa.
Với cái nắng khắc nghiệt của miền núi,
cùng với những mệt nhọc bởi chặng đường xa xôi khúc khỉu đã không làm giảm bớt
đi lòng hăng say học hỏi về các Thánh của mỗi thành viên.
Lòng hăng say ấy như được
tiếp thêm sức mạnh khi những tâm hồn non nớt về đức tin chúng tôi được chạm vào
gương hy sinh của vị Thánh thừa sai đã
hi sinh anh dũng để trung thành với Chúa tới cùng.
Dưới cái nóng gay gắt của
thời tiết, nhóm Giới trẻ Lasan Huế sửa lại cái lư hương đã bị vỡ và thắp hương
trên Di tích Thánh, nơi thấm đượm những giọt máu hồng rực cháy ngọn lửa tình
yêu Thiên Chúa của ngài.
11h15 nhóm dừng lại ở làng Đúc - làng nghề
truyền thống , nơi đúc vật dụng, chuông, trống, gươm, giáo, vũ khí v.v. cho các
triều vua chúa khi xưa.
11h25 nhóm có mặt tại nhà ông Gioan Phan Tấn
Trọng - gia đình công giáo duy nhất
trong vùng và là gia đình trông coi phần đất “lịch sử đức tin” của Huế.
Được ông tiếp đón niềm nở, tận tình dẫn
đến tận nơi những Thánh Tích trong vùng và hăng say kể lại cho thế hệ trẻ chúng
tôi nghe lịch sử năm nào…
Điểm đầu tiên là cái Giếng đầu làng; nằm
trên khu đất của dòng Mến Thánh Giá, cộng đoàn đầu tiên ở Huế. Giếng này được gọi
là Giếng bà Ngọ, bởi bà Ngọ là vị bề trên đầu tiên của cộng đoàn và là người
cho xây dựng giếng để mọi người trong làng dùng. Trên phần đất này còn có nhiều
ngôi mộ của các sour thừa sai, những vị tu sĩ đầu tiên của Hội Dòng. Sau này
khi vua Minh Mạng bắt đạo, Hội dòng được chuyển về thành phố để sinh sống.
Giếng bà Ngọ này đã không còn được dùng
trong vòng khoảng 15 năm nay khi các hộ gia đình đã có nguồn nước riêng để
dùng.
11h50 ông Trọng dẫn
nhóm đi tới ngôi mộ của 12 ông Thánh Cỏ. Những người bị đày đi cắt cỏ nuôi voi của
nhà vua trong tình trạng bị bỏ đói, bị mang gồng xích và lần lượt đã nằm xuống
nơi đây. Ngôi mộ của các ngài vừa được xây dựng lại rộng rãi và trang hoàng
hơn. 12 ngôi mộ Thánh Cỏ nằm lần lượt đều nhau trên phần mộ chung.
Trên những con đường
làng uốn lượn, gập gềnh, nhóm được ông Gioan Phan Tấn Trọng đưa tới đền Thánh
Phaolô Tống Viết Bường… 12h05 chúng tôi cùng nhau quây quần xung quanh bức tượng
Thánh nhân, nhóm được nghe ông say sưa kể về cuộc đời, cái chết và những thánh
tích của vị Thánh. Phaolô Tống Viết Bường - một người con của giáo xứ Phủ Cam, một
quan võ của triều đình thời bấy giờ. Thánh nhân sinh năm 1773 trong một gia
đình quan chức của triều đình và cũng là gia đình công giáo gương mẫu của giáo
xứ… vì đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Thánh nhân tôn thờ, ngài đã từ bỏ tất cả
danh vọng, bổng lộc của triều đình và nhất là chính cuộc sống của mình để danh thánh
Thiên Chúa được cả sáng.
Trước khi chết Thánh nhân có nguyện vọng được chết trên nền nhà thờ Vĩnh
An cũ, nhưng vì trên đường qua nền nhà thờ phải đi qua một con mương sâu, được
bắt ngang bằng những cây tre đơn sơ. Những ngày trước đó, cây cầu tre bị nước
cuốn đi mất, vì không qua được nên nơi ngài bị xử chảm tại đối diện với nền nhà
thờ cũ, cũng là nơi đối diện với nhà người con gái của Thánh nhân... Phaolo Tống Viết Bường được Ðức Thánh Cha Lêo XIII tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày
27-5-1900. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II
tôn phong ngài lên bậc Thánh Tử Ðạo ngày 19-6-1988.
12h25 Nhóm có mặt tại Đình làng, ngôi
đình được xây dựng trên nền nhà thờ Vĩnh An cũ. Trong nền nhà này trước đây có
những ngôi mộ của các vị Thánh và những người đầy tiên của giáo xứ. Nhưng Vua
Minh Mạng đã cho phá hủy nền nhà, đào bới những ngôi mộ lấy tro cốt của các bậc
tiền nhân rải đều khắp các đường làng để mọi người dẫm đạp lên… hầu không ai
dám theo đạo
Những câu chuyện lịch sử hùng thiêng ấy
không bao giờ có điểm kết thúc bởi dấu ấn lịch sử còn tồn tại mãi mãi trên
những di tích thánh và ngay trong đời sống hằng ngày của những người thừa kế
lịch sử như chúng tôi. Nhưng có một điều mà không ít bậc tiền nhân như ông Gioan
Trọng luôn ấp ủ và dặn dò trước khi nhóm chia tay: “…Các con hãy năng học hỏi,
tìm hiểu lịch sử của các Thánh tử đạo Huế, các bậc đi trước để có thể chia sẻ,
dạy lại cho các em giáo lý cũng như đời sau nữa để lịch sử, sự thật không bị
phai mờ theo thời gian”. Những lời căn dặn ấy, như nhắc nhở chúng tôi, những
người con của hiện tại - cầu nối đức tin của những bậc đi trước và thế hệ mai
sau, chính là mỗi người chúng tôi, không riêng gì ai khác phải biết tìm về với
nguồn cội, tìm lại và giữ vững lịch sử oai hùng của Hội Thánh Việt Nam.
Trước khi rời Ngôi Đình Làng ấy, chúng
tôi phát hiện ra những ống kim tiêm còn nguyên dấu mới. Một niềm đau xót nhói
lên trong lòng mỗi người. Ở vùng quê yên tĩnh này, nơi sinh ra và yên nghỉ của biết
bao vị Thánh tử đạo, nơi linh thiêng này lại là nơi để những cạm bẫy len lỏi
vào cuộc sống của những con người đơn sơ yếu đuối.
Sau chặng đường chúng tôi trải nghiệm, đầy
những đau thương, oai hùng của những bậc tiền nhân. Chúng tôi thấy vững tin
hơn, hi vọng hơn ở Đấng Tình yêu. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra, trong cuộc sống
hiện đại mang tên @ này, đầy dẫy những cạm bẫy, những tệ nạn mà nếu không vững
tin, không cắm rễ sâu trong Đức Kitô thì tất cả chúng tôi cũng không thể tránh
khỏi.
Những lời cầu xin âm thầm vang lên trong
lòng chúng tôi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần gìn giữ mỗi một anh chị em trong
chúng con, cũng như người thân hay những người xung quanh để chúng con được
lánh xa với những cạm bẫy, những tệ nạn này. Nhưng hơn hết xin Chúa thương
những bạn trẻ đang lao vào vòng tệ nạn của cuộc sống, xin Chúa thương hướng dẫn
ban cho các bạn sức mạnh để các bạn được trở lại trong tình thương của Ngài.
12h50 rời khỏi những nơi linh thiêng,
những chứng tích lịch sử thánh tử đạo Huế. Mỗi người trong chúng tôi đi lại
trên những con đường ngày xưa các Thánh đã đi để trở về với cuộc sống hiện tại
và hơn hết để đem Tin Mừng đến cho các bạn sinh viên cùng trang lứa nơi giảng đường, những thế hệ sau đặc biệt là
những người chưa nhận biết Chúa để họ cũng được hưởng ơn cứu rỗi.
Chúng con xin cám ơn những ân nhân đã trực
tiếp hay gián tiếp giúp chúng con có Hành Trình II: Theo Vết Chân Các Thánh tử
đạo của giáo phận Huế : Anh Tiến Văn Phòng Giáo
lý Giáo xứ Phủ Cam , Cha Gioan Đôn Boscô Dương Quang
Niệm , gia đình ông Gioan Phan Tấn Trọng, Frère Giuse Vinh cũng như Cha
Augustino Hồ Văn Quý, Cha Đôminicô Minh Anh, J.B Roux … những tác giả, chuyển
ngữ những cuốn sách về Huế Cổ Vết tích Đạo và Đời cuốn sách đã giúp chúng con rất
nhiều để tìm những con đường, tìm ra những Thánh tích để hãnh diện được đứng
trên những mãnh đất, những nơi lịch sử Thánh tử đạo Huế hào hùng và những con
đường làng dẫn đến thánh địa như vẫn còn in dấu chân của các Vị Thánh tử đạo của
giáo phận Huế thân thương ngày nào ... Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ LaVang cùng
với lời bầu cử của các Thánh Tử đạo thừa sai và các Thánh Tử đạo Huế ban muôn
ơn xuống trên quý ân nhân của Giới Trẻ LaSan Huế chúng con. Và xin tiếp tục
nâng đỡ, đồng hành trong cuộc lữ hành đức tin còn non yếu của chúng con và nhất
là cuôc hành trình đi tìm tri thức tại Huế với đầy cám dỗ đang vây quanh chúng
con .
Maria Tuyết Hồng!
Maria Tuyết Hồng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét