Cách đó một
đoạn đường khoảng 50m là số nhà 28- hẻm 54- ngõ 69- kiệt 131 Trần Phú của cụ
Nguyễn Thị Yến. Năm nay đã 86 tuổi nhưng đầu óc cụ vẫn minh mẫn và đôi chân còn
đủ sức chống gậy, tự mình làm nhưng công việc lặt vặt hằng ngày. Hiện nay cụ
đang sống với Bác Dương là con trai đầu nhưng không lập gia đình vì mắc phải một
chứng bệnh Đao bẩm sinh... Nhìn nét mặt buồn rầu của cụ, ánh mắt xa xăm đang hướng
về cụ ông mới qua đời hai tháng trước đó ẩn chứa nỗi cô quạnh sâu thẳm trong
lòng, nhưng sau khi chia sẽ với chúng tôi, cụ cười nói rất vui; cuộc trò chuyện
khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp và bao trùm không khí của gia đình.
Dì Nga tiếp tục dẫn chúng tôi vòng sâu vào
con hẻm 74, kiệt 42 Ngự Bình để tới phòng trọ cụ Nguyễn thị Lài, sát sau lưng của
trường Đại Học Phú Xuân
Trên tay
đang tỉ mỉ lựa từng ngọn rau muống trước cửa để chuẩn bị cho buổi trưa, khi thấy
chúng tôi bước tới hỏi thăm, lập tức thả rổ rau xuống và cười vui vẻ cụ mời
chúng tôi vào phòng rót nước, nắm tay chuyện trò. Căn phòng thật sạch sẽ, đồ đạc
được treo lên rất gọn gàng ngăn nắp từ gian bếp đến nhà vệ sinh khiến chung tôi
cảm thấy thú vị và phần nào xấu hổ về sự bề bộn, luộm thuộm trong căn phòng của
mình. Cả dãy trọ đều vắng tanh bóng người và cụ Lài cũng sống một mình trong
căn phòng đó mới đây thôi, khoảng được chừng hai tháng. Cụ chia sẻ: “ trước đây
Mệ sống với con gái ở đường Trần phú, Mệ có 5 người con và chồng Mệ cũng đã qua
đời từ rất lâu. Trước đây Mệ theo Đạo Phật nhưng đã trở lại đạo Công Giáo được
13 năm nay, từ lúc đó các con đối xử khác và cách đây 2 tháng đã đuổi Mệ ra
ngoài. Bơ vơ không biết làm gì với tuổi 70 Mệ đành phải thuê phòng trọ và một
mình sống ở nơi này…” đến đây, ánh mắt rưng rưng nhưng cố nín lại, cụ nói: “ cảm
ơn các cháu rất nhiều…!”
Chúng tôi
chào cụ để đi tiếp nhưng câu chuyện vừa nghe cứ hiện lên và lặp in trong đầu, hơn lúc nào hết nỗi cô đơn khi tuổi
xế chiều là điều rất đáng sợ nhưng điều đáng sợ hơn là thái độ ruồng rẫy, bỏ
rơi của những đứa con đối với người mẹ già của mình…
Song song
với những hoàn cảnh ấy là cụ Nguyễn Thi Nhi ở số nhà 162 Ngự Bình, anh Trần Văn Ri số nhà 19 hẻm 54, ngõ 69, kiệt 131 Trần
Phú và chị Võ Thị Nở cạnh số nhà 13 ngõ 65, kiệt 93 Đặng Huy Trứ. Tất cả điều
đang trên mình những căn bệnh khác nhau là khiếm thính, bại liệt toàn thân do
tai nạn lao động và bị sưng phù các khớp. Không thể chủ động mà những con người
ấy chỉ có thể dựa và sự chăm sóc, giúp đỡ của những người thân bên cạnh.
Dừng lại trước cái cổng sắt zỉ zét bên cạnh
số nhà 18 ngõ 69, kiệt 62 Đặng Huy Trứ là nơi chị Ngô Thị Bông cư trú. Sau 1
lúc gọi to của gì Nga “Bông ơi! Bông ơi! …” thì từ trong góc sâu của bức tường
hẹp chị Bông bước ra và ngay sau đó là con chó Mực với 4 cặp vũ đang sà xuống,
mỗi bước chân như chặng lại và đang cố trụ vì do sức trì của 4 chú chó con bú bẫm
đã lớn được khoảng 3 tuần tuổi. Tôi ấn tượng với hàng vệ sĩ thòng lòng đó và dường
như chúng không muốn cho ai bước vào lối đi chật hẹp dẫn tới nhà mình.
Bước sang chị Bông chúng tôi quan sát đường đi và
không tưởng tượng được sự tối tăm, lối đi chỉ vừa duy nhất cho 1 người và phải
luồn qua 3 khúc cong chúng tôi mới có thể vào được căn phòng vỏn vẹn chỉ có 4m2.
Đó là căn phòng mà anh trai chị Bông đã cho, nó kín đáo và giống như căn hầm bí
mật thời chiến. Mắc phải chứng bệnh đãng trí nhưng chị Bông rất niềm nở, vui vẻ
xưng hô với chúng tôi là chị em, mặc dù tuổi chị đã ngoài 60.Phải tự mình lo
cho những sinh hoạt hàng ngày, chị Bông cũng được sự trợ giúp hàng tháng của
nhà thờ Phú Cam. Sợ chị Bông không nuôi nổi ổ chó kia nên gì Nga mới xin 2 con
chó con, nhưng chị Bông hồn nhiên đáp: “Đó là bạn đó, có người xin trước rồi…”.
Rất dễ để hiểu và cảm thương cho số phận cô đơn của chị Bông nếu không có những
người bạn là con chó mẹ và 4 con chó con kia. Chúng tôi hỏi thăm nhanh về chị
và bước nhanh ra khỏi căn phòng, cảm giác được thở nhẹ nhàng trở lại nhưng không
biết tại sao ấn tượng lối đi bí mật và lũ chó cứ hiện lên có cảm giác bất an,
chị ấy có chị được không với cái nắng hè khi mới chỉ đầu mùa.
Những giọt mồ
hôi ướt đậm vầng trán, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trên đỉnh tóc khiến chúng
tôi phải vội vã hơn, cố đạp thật nhanh lên những con dốc cao và rồi từng bước
chậm lại dắc chiếc xe đạp tỏa hơi nóng từ
khung sắt nhưng trên môi mọi người vẫn cứ tươi mãi nụ hoa ban đầu.
Vòng sâu trong các con hẻm, mất lần chúng tôi lạc nhau
nhưng rồi cũng dễ dàng tụ lại tại số nhà 27, hẻm 3, ngõ 54, kiệt 66 Xuân Diệu.
Đó là nhà cụ Nguyễn Thị Hường năm nay cụ 80, cụ bị chứng tai biến, bại liệt và
nằm 1 chỗ như thế nhiều năm nay nhưng cụ vẫn còn tỉnh táo và nhờ có sự chăm sóc
tận tình, yêu thương của người con dâu.
Cạnh số nhà 19, kiệt 179 Trần Phú
là căn phòng nhỏ hẹp của cụ Lê Thi Tính, năm nay cụ đã 93 tuổi, nhưng vẫn tự
mình nấu nướng, sinh hoạt hằng ngày. Cô đơn 1 mình nhưng cụ luôn phó thác mọi sự
nơi Chúa Giê-su và Đức Mẹ. Ngậm điếu thuốc trên môi là thói quen hằng ngày của
cụ.
Tại số nhà
30, kiệt 30 Đoàn Hữu Trưng chúng tôi rất vui và những tiếng cười chị Lê Thị Huệ
làm xua tan đi sự mệt mỏi của các thành viên. Chị Huệ gầy yếu mắc phải chứng
đãng trí bẩm sinh nhưng rất may là chị có được sự chăm sóc của gia đình người
em trai. Cảm giác sung sướng trong chị hiện lên trong chị khi cầm trên tay suất
quà và hành động ôm, bắt tay nhiều người tron chúng tôi. Chị cùng đi và dẫn
chúng tôi sang căn nhà số 9, kiệt 30, Đoàn Hữu Trưng để gặp và hỏi thăm cụ Nguyễn
Thị Nguyện, năm nay cụ đã 93 tuổi và phải chịu đựng nằm yên 1 chỗ trên giường
suốt 10 năm nay. Cũng may mắn như chị Huệ là cụ có được sự tận tình chăm sóc và
yêu thương của người con út.
Đến với 2 chị em cụ Lê Thị Quýt và Nguyễn
Thị Chanh cùng 1 người can gái của cụ Chanh tại đường Phan Chu Trinh, chúng tôi
cảm nhận được không khí yên bình và lặng lẽ của 3 số phận mang trên mình căn bệnh
tâm thần. Đã tuổi cao sức yếu nhưng 2 cụ luôn dọn dẹp và những công việc hằng
trong căn nhà rách rưới, nhưng bao trùm và toát lên tình cảm yêu thương, sự
quan tâm lẫn nhau.
Chúng tôi quay lại kiệt 131 Trần Phú và
vào căn nhà số 4 gặp ngay 2 mẹ con cụ Huê và Trần Thị Bông. Bước và căn nhà, cụ
Huê vui mừng và nắm lấy tay chúng tôi, cảm gaics sung sướng khi có nhiều đứa
cháu tới thăm, cụ liền làm dấu thánh giá và 1 mạch đọc ta kinh Lạy Cha, Kính Mừng,
Tin Kính mà không sai 1 chữ nào. Cụ muốn đọc thật nhiều kinh cho chúng tôi
nghe, nhưng vid đã trưa đứa cháu dâu dìu cụ bước vào phía trong; ghé qua phòng
bên cạnh là chị Bông đang ngồi nấu cơm trước bếp củi. Mắc phải chứng tâm thần
như mẹ mình, nhưng nỗi bất hạnh lại chồng thêm khi chị Bông nuôi lo cho đứa con
trai ruột 6 tuổi mà chính chị cũng không biết cha của nó là ai…! Nuỗi bất hạnh
và số phận quẩn quanh bên cạnh cuộc sống phát triển hiện nay của xã hội và rồi
tương lai của đưa bé đi về đâu???
Bước và căn nhà anh Nguyễn Văn Cường ở kiệt
131 Trần Phú, chúng tôi thực sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân bị biến dạng của
anh. Suốt 28 năm nằm 1 chỗ trên giường và mọi sinh hoạt đều dựa và người thân
trong gia đình, anh vẫn nhớ như in tai nạn sập mỏ vàng khủng khiếp trong rừng
sâu lúc đang sung sức ở tuổi 30. Căn ác mộng đó dường như khiến anh tuyệt vọng
khi đôi chân không còn tác dụng, không thể dùng đôi tay để thực hiện ước mơ, dự
định tương lai…Chính bàn tay yêu thương của gia đình, sự quan tâm, động viên của
bà con hàng xóm là động lực giúp anh phấn chấn tinh thần, vươn lên từ hố sâu của
sự tuyệt vọng –anh Cường nghẹn ngào chia sẻ.
Nụ cười
trìu mến trên môi và sự lạc quan khiến anh trở nên rất trẻ, ánh mắt chứa đựng
những tình cảm trân trọng làm cho chúng tôi có cảm giác cần phải xóa đi những
khoảng cách, sua đi những mệt nhọc của học tập mà năng thăm hỏi anh thường xuyên
hơn.
Nằm ngay ở chân dốc ngõ 69, kiệt 131 Trần
Phú là căn nhà số 13 của chị Trần Thị Mai. Căn nhà chặt chỗi nằm sát bên đường,
nhìn từ ngoài qua song cửa sổ, chúng tôi nhận ra ngay bàn thờ của người chồng xấu
số đã ra đi khi tuổi còn xuân và để lại cho chị 2 đứa con thơ. Hằng ngày chị
lang thang quanh các góc hẻm của đương Trần Phú để nhặt những vỏ chai, hay thứ
gì đó bán được để nuôi dạy 2 đứa con sống qua ngày. Sự khó khăn vất vả đó khiến
những nét buồn tủi hiện rõ trên khuôn mặt chị. Chúng tôi không có những món quà
vật chất to lớn để giúp đỡ chị, nhưng khuôn mặt chị lúc này rạng ngời hạnh phúc
khi cầm trên tay món quà bé nhỏ này; chúng tôi đã trao cho chị niềm động lực
tinh thần, sự đồng cảm yêu thương và chị cũng nhấn gửi nơi chúng tôi qua ánh mắt
với niềm hy vọng, sự tin tưởng vao ngày mai không phải cho bản thân chị nhưng
là 2 đứa con thơ được sống trong thế giới của chúng.Cách đó một
đoạn đường khoảng 50m là số nhà 28- hẻm 54- ngõ 69- kiệt 131 Trần Phú của cụ
Nguyễn Thị Yến. Năm nay đã 86 tuổi nhưng đầu óc cụ vẫn minh mẫn và đôi chân còn
đủ sức chống gậy, tự mình làm nhưng công việc lặt vặt hằng ngày. Hiện nay cụ
đang sống với Bác Dương là con trai đầu nhưng không lập gia đình vì mắc phải một
chứng bệnh Đao bẩm sinh... Nhìn nét mặt buồn rầu của cụ, ánh mắt xa xăm đang hướng
về cụ ông mới qua đời hai tháng trước đó ẩn chứa nỗi cô quạnh sâu thẳm trong
lòng, nhưng sau khi chia sẽ với chúng tôi, cụ cười nói rất vui; cuộc trò chuyện
khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp và bao trùm không khí của gia đình.
Dì Nga tiếp tục dẫn chúng tôi vòng sâu vào
con hẻm 74, kiệt 42 Ngự Bình để tới phòng trọ cụ Nguyễn thị Lài, sát sau lưng của
trường Đại Học Phú Xuân
Trên tay
đang tỉ mỉ lựa từng ngọn rau muống trước cửa để chuẩn bị cho buổi trưa, khi thấy
chúng tôi bước tới hỏi thăm, lập tức thả rổ rau xuống và cười vui vẻ cụ mời
chúng tôi vào phòng rót nước, nắm tay chuyện trò. Căn phòng thật sạch sẽ, đồ đạc
được treo lên rất gọn gàng ngăn nắp từ gian bếp đến nhà vệ sinh khiến chung tôi
cảm thấy thú vị và phần nào xấu hổ về sự bề bộn, luộm thuộm trong căn phòng của
mình. Cả dãy trọ đều vắng tanh bóng người và cụ Lài cũng sống một mình trong
căn phòng đó mới đây thôi, khoảng được chừng hai tháng. Cụ chia sẻ: “ trước đây
Mệ sống với con gái ở đường Trần phú, Mệ có 5 người con và chồng Mệ cũng đã qua
đời từ rất lâu. Trước đây Mệ theo Đạo Phật nhưng đã trở lại đạo Công Giáo được
13 năm nay, từ lúc đó các con đối xử khác và cách đây 2 tháng đã đuổi Mệ ra
ngoài. Bơ vơ không biết làm gì với tuổi 70 Mệ đành phải thuê phòng trọ và một
mình sống ở nơi này…” đến đây, ánh mắt rưng rưng nhưng cố nín lại, cụ nói: “ cảm
ơn các cháu rất nhiều…!”
Chúng tôi
chào cụ để đi tiếp nhưng câu chuyện vừa nghe cứ hiện lên và lặp in trong đầu, hơn lúc nào hết nỗi cô đơn khi tuổi
xế chiều là điều rất đáng sợ nhưng điều đáng sợ hơn là thái độ ruồng rẫy, bỏ
rơi của những đứa con đối với người mẹ già của mình…
Song song
với những hoàn cảnh ấy là cụ Nguyễn Thi Nhi ở số nhà 162 Ngự Bình, anh Trần Văn Ri số nhà 19 hẻm 54, ngõ 69, kiệt 131 Trần
Phú và chị Võ Thị Nở cạnh số nhà 13 ngõ 65, kiệt 93 Đặng Huy Trứ. Tất cả điều
đang trên mình những căn bệnh khác nhau là khiếm thính, bại liệt toàn thân do
tai nạn lao động và bị sưng phù các khớp. Không thể chủ động mà những con người
ấy chỉ có thể dựa và sự chăm sóc, giúp đỡ của những người thân bên cạnh.
Dừng lại trước cái cổng sắt zỉ zét bên cạnh
số nhà 18 ngõ 69, kiệt 62 Đặng Huy Trứ là nơi chị Ngô Thị Bông cư trú. Sau 1
lúc gọi to của gì Nga “Bông ơi! Bông ơi! …” thì từ trong góc sâu của bức tường
hẹp chị Bông bước ra và ngay sau đó là con chó Mực với 4 cặp vũ đang sà xuống,
mỗi bước chân như chặng lại và đang cố trụ vì do sức trì của 4 chú chó con bú bẫm
đã lớn được khoảng 3 tuần tuổi. Tôi ấn tượng với hàng vệ sĩ thòng lòng đó và dường
như chúng không muốn cho ai bước vào lối đi chật hẹp dẫn tới nhà mình.
Bước sang chị Bông chúng tôi quan sát đường đi và
không tưởng tượng được sự tối tăm, lối đi chỉ vừa duy nhất cho 1 người và phải
luồn qua 3 khúc cong chúng tôi mới có thể vào được căn phòng vỏn vẹn chỉ có 4m2.
Đó là căn phòng mà anh trai chị Bông đã cho, nó kín đáo và giống như căn hầm bí
mật thời chiến. Mắc phải chứng bệnh đãng trí nhưng chị Bông rất niềm nở, vui vẻ
xưng hô với chúng tôi là chị em, mặc dù tuổi chị đã ngoài 60.Phải tự mình lo
cho những sinh hoạt hàng ngày, chị Bông cũng được sự trợ giúp hàng tháng của
nhà thờ Phú Cam. Sợ chị Bông không nuôi nổi ổ chó kia nên gì Nga mới xin 2 con
chó con, nhưng chị Bông hồn nhiên đáp: “Đó là bạn đó, có người xin trước rồi…”.
Rất dễ để hiểu và cảm thương cho số phận cô đơn của chị Bông nếu không có những
người bạn là con chó mẹ và 4 con chó con kia. Chúng tôi hỏi thăm nhanh về chị
và bước nhanh ra khỏi căn phòng, cảm giác được thở nhẹ nhàng trở lại nhưng không
biết tại sao ấn tượng lối đi bí mật và lũ chó cứ hiện lên có cảm giác bất an,
chị ấy có chị được không với cái nắng hè khi mới chỉ đầu mùa.
Những giọt mồ
hôi ướt đậm vầng trán, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trên đỉnh tóc khiến chúng
tôi phải vội vã hơn, cố đạp thật nhanh lên những con dốc cao và rồi từng bước
chậm lại dắc chiếc xe đạp tỏa hơi nóng từ
khung sắt nhưng trên môi mọi người vẫn cứ tươi mãi nụ hoa ban đầu.
Vòng sâu trong các con hẻm, mất lần chúng tôi lạc nhau
nhưng rồi cũng dễ dàng tụ lại tại số nhà 27, hẻm 3, ngõ 54, kiệt 66 Xuân Diệu.
Đó là nhà cụ Nguyễn Thị Hường năm nay cụ 80, cụ bị chứng tai biến, bại liệt và
nằm 1 chỗ như thế nhiều năm nay nhưng cụ vẫn còn tỉnh táo và nhờ có sự chăm sóc
tận tình, yêu thương của người con dâu.
Cạnh số nhà 19, kiệt 179 Trần Phú
là căn phòng nhỏ hẹp của cụ Lê Thi Tính, năm nay cụ đã 93 tuổi, nhưng vẫn tự
mình nấu nướng, sinh hoạt hằng ngày. Cô đơn 1 mình nhưng cụ luôn phó thác mọi sự
nơi Chúa Giê-su và Đức Mẹ. Ngậm điếu thuốc trên môi là thói quen hằng ngày của
cụ.
Tại số nhà
30, kiệt 30 Đoàn Hữu Trưng chúng tôi rất vui và những tiếng cười chị Lê Thị Huệ
làm xua tan đi sự mệt mỏi của các thành viên. Chị Huệ gầy yếu mắc phải chứng
đãng trí bẩm sinh nhưng rất may là chị có được sự chăm sóc của gia đình người
em trai. Cảm giác sung sướng trong chị hiện lên trong chị khi cầm trên tay suất
quà và hành động ôm, bắt tay nhiều người tron chúng tôi. Chị cùng đi và dẫn
chúng tôi sang căn nhà số 9, kiệt 30, Đoàn Hữu Trưng để gặp và hỏi thăm cụ Nguyễn
Thị Nguyện, năm nay cụ đã 93 tuổi và phải chịu đựng nằm yên 1 chỗ trên giường
suốt 10 năm nay. Cũng may mắn như chị Huệ là cụ có được sự tận tình chăm sóc và
yêu thương của người con út.
Đến với 2 chị em cụ Lê Thị Quýt và Nguyễn
Thị Chanh cùng 1 người can gái của cụ Chanh tại đường Phan Chu Trinh, chúng tôi
cảm nhận được không khí yên bình và lặng lẽ của 3 số phận mang trên mình căn bệnh
tâm thần. Đã tuổi cao sức yếu nhưng 2 cụ luôn dọn dẹp và những công việc hằng
trong căn nhà rách rưới, nhưng bao trùm và toát lên tình cảm yêu thương, sự
quan tâm lẫn nhau.
Chúng tôi quay lại kiệt 131 Trần Phú và
vào căn nhà số 4 gặp ngay 2 mẹ con cụ Huê và Trần Thị Bông. Bước và căn nhà, cụ
Huê vui mừng và nắm lấy tay chúng tôi, cảm gaics sung sướng khi có nhiều đứa
cháu tới thăm, cụ liền làm dấu thánh giá và 1 mạch đọc ta kinh Lạy Cha, Kính Mừng,
Tin Kính mà không sai 1 chữ nào. Cụ muốn đọc thật nhiều kinh cho chúng tôi
nghe, nhưng vid đã trưa đứa cháu dâu dìu cụ bước vào phía trong; ghé qua phòng
bên cạnh là chị Bông đang ngồi nấu cơm trước bếp củi. Mắc phải chứng tâm thần
như mẹ mình, nhưng nỗi bất hạnh lại chồng thêm khi chị Bông nuôi lo cho đứa con
trai ruột 6 tuổi mà chính chị cũng không biết cha của nó là ai…! Nuỗi bất hạnh
và số phận quẩn quanh bên cạnh cuộc sống phát triển hiện nay của xã hội và rồi
tương lai của đưa bé đi về đâu???
Bước và căn nhà anh Nguyễn Văn Cường ở kiệt
131 Trần Phú, chúng tôi thực sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân bị biến dạng của
anh. Suốt 28 năm nằm 1 chỗ trên giường và mọi sinh hoạt đều dựa và người thân
trong gia đình, anh vẫn nhớ như in tai nạn sập mỏ vàng khủng khiếp trong rừng
sâu lúc đang sung sức ở tuổi 30. Căn ác mộng đó dường như khiến anh tuyệt vọng
khi đôi chân không còn tác dụng, không thể dùng đôi tay để thực hiện ước mơ, dự
định tương lai…Chính bàn tay yêu thương của gia đình, sự quan tâm, động viên của
bà con hàng xóm là động lực giúp anh phấn chấn tinh thần, vươn lên từ hố sâu của
sự tuyệt vọng –anh Cường nghẹn ngào chia sẻ.
Nụ cười
trìu mến trên môi và sự lạc quan khiến anh trở nên rất trẻ, ánh mắt chứa đựng
những tình cảm trân trọng làm cho chúng tôi có cảm giác cần phải xóa đi những
khoảng cách, sua đi những mệt nhọc của học tập mà năng thăm hỏi anh thường xuyên
hơn.
Nằm ngay ở chân dốc ngõ 69, kiệt 131 Trần
Phú là căn nhà số 13 của chị Trần Thị Mai. Căn nhà chặt chỗi nằm sát bên đường,
nhìn từ ngoài qua song cửa sổ, chúng tôi nhận ra ngay bàn thờ của người chồng xấu
số đã ra đi khi tuổi còn xuân và để lại cho chị 2 đứa con thơ. Hằng ngày chị
lang thang quanh các góc hẻm của đương Trần Phú để nhặt những vỏ chai, hay thứ
gì đó bán được để nuôi dạy 2 đứa con sống qua ngày. Sự khó khăn vất vả đó khiến
những nét buồn tủi hiện rõ trên khuôn mặt chị. Chúng tôi không có những món quà
vật chất to lớn để giúp đỡ chị, nhưng khuôn mặt chị lúc này rạng ngời hạnh phúc
khi cầm trên tay món quà bé nhỏ này; chúng tôi đã trao cho chị niềm động lực
tinh thần, sự đồng cảm yêu thương và chị cũng nhấn gửi nơi chúng tôi qua ánh mắt
với niềm hy vọng, sự tin tưởng vao ngày mai không phải cho bản thân chị nhưng
là 2 đứa con thơ được sống trong thế giới của chúng. (Xem thêm kỳ 3.........)
Thành Nhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét