Sáng ngày 19 tháng 4 năm
2015(tức Chúa Nhật III Phục Sinh) Giới Trẻ LaSan Huế đã trực tiếp đi và trao tận
tay hơn 35suất quà bao gồm gạo,mì chính và dầu ăn tới những gia đình,cá nhân bị
bất hạnh,bệnh tật,neo đơn ở địa điểm xung quanh các con đường Trần Phú,Ngự
Bình,Đặng Huy Trứ,Cầu Ga và một số khu vực khác thuộc TP Huế. Những món quà đó
được kết tinh từ những lần đi lặt ve chai của nhóm, món quà tuy nhỏ bé nhưng chứa
đầy tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành và là nguồn trợ lực vật chất lẫn
tinh thần, phần nào đã xua đi những buồn tủi, sự lo lắng với điều đơn giản hằng
ngày của những con người đang cần sự chia sẻ ấy.
Đúng 8h30’ các thành viên trong
nhóm hầu như đã tập trung đầy đủ tại “ xóm trọ Nhà Lá” số 10-hẻm 54-kiệt 131-
Trần Phú để nhận các suất quà và xuất
phát ngay sau đó. Dẫn đầu và phụ trách ở khu vực II ( khu vực cầu ga và một số
địa điểm khác) là Anh Trưởng Nhóm Peter Lê Hùng cùng với sự đồng hành của bác
Thắng- Trưởng Hội Viên Hội Người Nghèo, và đoàn xe máy của 16 thành viên, được
phân ra làm 3 nhóm nhỏ.
Rất hào hứng và trong tư thế sẵn sàng, tôi
được phân công tại khu vực I (khu vực Trần Phú, Ngự Bình, Đặng Huy Trứ, Đoàn Hữu
Trưng, Xuân Diệu và Phan Chu Trinh) cùng với sự chỉ đường của dì Nga- Một người
rất nhiệt tình, hăng say trong công việc bác ái và 10 thành viên khác trong
nhóm.
Ánh mặt trời đã lên cao những tia nắng chiếu xuống mặt
đất gắt dần khiến nhiệt độ ngoài trời lúc này tăng lên là 33oC. Bước
vội vã trên con đường bê tông xù xì quen thuộc, không khó để nhận ra hoàn cảnh
khó khăn, chật vật của những gia đình nơi đây với những ngôi nhà mái tôn cũ kỹ
và môi trường xung quanh là những lùm cây, cảnh những ngôi mộ của nghĩa địa Ngự
Bình.
Chúng tôi dừng lại ở chân dốc sát đường
Ngự Bình và bước vào ngôi nhà đầu tiên của anh Nguyễn Văn Bình. Cảm giác náo nức
trong tôi chợt bị cái mùi gì đó khó chịu cản lạilúc bước vào căn nhà. Những vật
dụng sinh hoạt để ngổn ngang trong căn phòng chật hẹp, gian bếp đang ngún khói
với mùi củi tươi bám đen sảm bức tường thô. Không khí ngột ngạt, nóng bức bó hẹp
của căn nhà khiến cho các thành viên khác nhường chỗ cho 5 người chúng tôi bước
vào. Một làn gió không biết từ đâu khiến tôi thấy lạnh ở trong lòng, sắc mặt và
ánh mắt của 4 người kia cũng hiện lên điều đó. Trên chiếc giường nhỏ cạnh cửa sổ
duy nhất của căn nhà là một người trung niên trạc độ 40 tuổi đang trong tư thế
cố gượng dậy để chào những người khách lạ. Chúng tôi sát gần lại ân cần chào và
hỏi thăm sức khỏe,vợ con, ai chăm sóc cho anh hằng ngày? Tại sao không có ai ở
tròng nhà…? Nghẹn ngào trả lời với giọng đầy xúc động, anh chia sẽ với chúng
tôi là mình có người vợ và một đứa con trai nhưng họ đã ra ngoài từ sáng sớm.
Suốt nhiều năm tháng bị bại liệt, thay vì mặc quần áo anh quấn trên mình chiếc
chăn bông đã xám màu và nặng mùi của cơ thể,dường như đã rất lâu rồi anh chưa
được động tơi nước. Ánh mắt trìu mến nhưng lộ ra sự ngại ngùng về điều gì đó,
ngại nhắc đến sự bất hạnh mà anh tự gây ra
cho mình. Vốn dĩ như bao người đàn ông khác manh trên vai trọng trách
gánh vác việc gia đình, nhưng vì sa chân vào men rượu, trong lúc say anh bị ngã
mạnh xuống sàn nhà và rồi căn bệnh bại liệt đã đeo bám anh. Tù đó, sự quan tâm
của người vợ và đứa con trai đã 18 tuổi chỉ là sự hời hợt, anh tự lúc nào trở
nên gánh nặng cho gia đình và xa dân khoảng cách…
Lúc chuẩn bị chia tay, chúng tôi trao
anh món quà nhỏ đầu tiên, với nụ cười hạnh phúc, anh bắt tay từng người chúng
tôi như muốn níu giữ thứ gì đó, nhìn đôi tay và thân hình gầy guộc tội nghiệp của
anh tự trong lòng tôi thấy ái ngại vì không thể giúp được nhiều hơn mà chỉ có
thể thầm cầu nguyện cho anh ấy có sức khỏe và sự lạc quan
Bước ra khỏi căn nhà tôi thở phào một một cái
nhưng trong đầu lại ập tới những câu hỏi, suy nghĩ về những lần trước đó chúng
tôi thường đi qua đây, nhưng không hề biết trong căn nhà kia anh ấy đang từng
giờ phải đấu tranh, quằn quại với bệnh tật và sự tự do vốn
có như bao người khác. Phải chăng thời nay con người đề cao giá trị vật chất mà
qua hay lãng quên, thờ ơ với lòng bác ái đang cần bên cạnh mình. Sự quan tâm
đôi khi nó đáng giá hơn nhiều những vật chất nhạt nhẽo, thiếu cảm thông.
Còn bao nhiêu con người, bao nhiêu số phận
đang cung cảnh ngộ như thế ? Đó là câu hỏi tiếp thêm năng lượng cho chúng tôi để
bước thật nhanh ddeens với những hoàn cảnh
tiếp theo mà không hề cảm thấy mệt mỏi. (xem tiếp kỳ 2......)
Thành Nhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét